Ignacy Jan Paderewski (1860-1941), nghệ sỹ piano nổi tiếng của Ba Lan, bắt đầu thu thanh các bản trình tấu từ năm 1911. Sau đó, ông đã thu thanh rất nhiều lần trên máy quay đĩa cho đến năm 1938. Nhưng chất lượng thu thanh trên đĩa hát rất kém, với kỹ thuật tân tiến như hiện nay cũng không thể lọc bỏ được hết những tiếng ồn và nhiễu. Chính vì thế, chúng ta được biết đến các „tuyệt chiêu” trong nghệ thuật chơi piano của Paderewski không phải nhờ các đĩa thu thanh, mà chính là nhờ những ghi âm trên các cuộn giấy. Ngày nay phương pháp này đã hoàn toàn bị lãng quên, những người phát minh ra nó đều đã qua đời và mang theo bí mật sang bên kia thế giới, nhưng 100 năm trước nó đã từng được sử dụng rộng rãi không kém gì máy thu đĩa.
Phương pháp ghi âm đã thất truyền này được hình thành từ giữa thế kỷ XIX. Người ta gắn vào trong chiếc đàn dương cầm một dụng cụ điện tử và 1 dụng cụ chạy bằng khí. Dụng cụ thứ nhất làm dịch chuyển cuộn băng giấy, dụng cụ thứ 2 xử lý cường độ của không khí phát sinh theo chuyển động của các búa nhỏ. Phương pháp ghi âm này được công ty Welte & Sohne hoàn thiện vào năm 1904, cho phép ghi lại không những trình tự âm thanh mà cả những điểm đặc trưng riêng của từng bản trình tấu. Trên băng giấy là sự phối hợp của cả trăm các loại lỗ khác nhau. Những lỗ ở giữa ghi lại từng lần gõ phím đàn, những lỗ ở 2 bên lề biểu thị cường độ mạnh nhẹ và những lần nhấn pê-đan. Sau khi ngâm vào hóa chất để cố định những gì ghi được, các cuộn giấy có thể đem sao chép. Nhược điểm duy nhất của phương pháp này là giá thành quá cao. Một chiếc piano có gắn hệ thống ghi âm như vậy của hãng Welte-Mignon vào đầu thế kỷ XX giá khoảng 10.000 Frank Thụy Sỹ. Do đó, những chiếc đàn kiểu này đã không cạnh tranh được với máy thu đĩa, mặc dù chất lượng thu thanh của đĩa hát kém hơn rất nhiều.
Ngày 27.2.1906 Paderewski đã ghi âm các bản độc tấu piano cho hãng Welte-Mignon. Ngoài các tác phẩm của Beethoven, Schubert, Liszt và 2 tác phẩm của chính ông, Paderewski còn trình tấu tuyển chọn một số tác phẩm của Chopin. Khi đó, Paderewski đang ở thời kỳ sung sức nhất. Nhưng chúng ta đã phải chờ gần 100 năm để có thể nghe các bản nhạc được ông ghi lại vào ngày hôm đó.
Những băng giấy ghi lại các bản nhạc này được lưu giữ tại Dàn Nhạc Giao Hưởng Pomorska ở Bydgoszcz (Ba Lan). Cuối những năm 90, công ty thu thanh DUX bắt đầu quan tâm đến những cuộn băng giấy này. Nhưng đây là những cuộn giấy màu xanh lá cây, có nghĩa là các bản sao. Rất may là các cuộn băng gốc màu đỏ đã được tìm thấy ở Thư viện Quốc Gia Ba Lan. Nhưng đó mới chỉ là đoạn đầu tiên của chặng đường 5 năm ròng rã để tìm ra cách “đọc” các bản trình tấu của Paderewski. Người ta không tìm thấy loại đàn thích hợp cho việc này trong Viện Bảo Tàng Nhạc Cụ duy nhất của Ba Lan ở Poznan, nên cuộc tìm kiếm đã mở rộng sang các bảo tàng nhạc cụ ở Berlin, Franfurt và Stuttgart. Cuối cùng, các băng giấy được đem đến Thụy Sỹ. Tại Bảo tàng Máy móc Âm nhạc ở Seewen, các bản trình tấu của Paderewski cuối cùng đã được khôi phục đầy đủ.
(theo Jacek Marczynski)
Phương pháp ghi âm đã thất truyền này được hình thành từ giữa thế kỷ XIX. Người ta gắn vào trong chiếc đàn dương cầm một dụng cụ điện tử và 1 dụng cụ chạy bằng khí. Dụng cụ thứ nhất làm dịch chuyển cuộn băng giấy, dụng cụ thứ 2 xử lý cường độ của không khí phát sinh theo chuyển động của các búa nhỏ. Phương pháp ghi âm này được công ty Welte & Sohne hoàn thiện vào năm 1904, cho phép ghi lại không những trình tự âm thanh mà cả những điểm đặc trưng riêng của từng bản trình tấu. Trên băng giấy là sự phối hợp của cả trăm các loại lỗ khác nhau. Những lỗ ở giữa ghi lại từng lần gõ phím đàn, những lỗ ở 2 bên lề biểu thị cường độ mạnh nhẹ và những lần nhấn pê-đan. Sau khi ngâm vào hóa chất để cố định những gì ghi được, các cuộn giấy có thể đem sao chép. Nhược điểm duy nhất của phương pháp này là giá thành quá cao. Một chiếc piano có gắn hệ thống ghi âm như vậy của hãng Welte-Mignon vào đầu thế kỷ XX giá khoảng 10.000 Frank Thụy Sỹ. Do đó, những chiếc đàn kiểu này đã không cạnh tranh được với máy thu đĩa, mặc dù chất lượng thu thanh của đĩa hát kém hơn rất nhiều.
Ngày 27.2.1906 Paderewski đã ghi âm các bản độc tấu piano cho hãng Welte-Mignon. Ngoài các tác phẩm của Beethoven, Schubert, Liszt và 2 tác phẩm của chính ông, Paderewski còn trình tấu tuyển chọn một số tác phẩm của Chopin. Khi đó, Paderewski đang ở thời kỳ sung sức nhất. Nhưng chúng ta đã phải chờ gần 100 năm để có thể nghe các bản nhạc được ông ghi lại vào ngày hôm đó.
Những băng giấy ghi lại các bản nhạc này được lưu giữ tại Dàn Nhạc Giao Hưởng Pomorska ở Bydgoszcz (Ba Lan). Cuối những năm 90, công ty thu thanh DUX bắt đầu quan tâm đến những cuộn băng giấy này. Nhưng đây là những cuộn giấy màu xanh lá cây, có nghĩa là các bản sao. Rất may là các cuộn băng gốc màu đỏ đã được tìm thấy ở Thư viện Quốc Gia Ba Lan. Nhưng đó mới chỉ là đoạn đầu tiên của chặng đường 5 năm ròng rã để tìm ra cách “đọc” các bản trình tấu của Paderewski. Người ta không tìm thấy loại đàn thích hợp cho việc này trong Viện Bảo Tàng Nhạc Cụ duy nhất của Ba Lan ở Poznan, nên cuộc tìm kiếm đã mở rộng sang các bảo tàng nhạc cụ ở Berlin, Franfurt và Stuttgart. Cuối cùng, các băng giấy được đem đến Thụy Sỹ. Tại Bảo tàng Máy móc Âm nhạc ở Seewen, các bản trình tấu của Paderewski cuối cùng đã được khôi phục đầy đủ.
(theo Jacek Marczynski)
No comments:
Post a Comment