Friday 24 April 2009

Những người phụ nữ trong cuộc đời Franz Liszt

Franz Liszt, nhà âm nhạc vĩ đại, vừa là một nghệ sỹ dương cầm tuyệt thế được mệnh danh là „Vua piano”, vừa là một nhà soạn nhạc tài ba (với đóng góp kiệt xuất trong việc xây dựng nên „âm nhạc tiêu đề”, ông cũng là người đầu tiên sáng tạo „thơ giao hưởng”), vừa là một nhà văn và vào những năm cuối đời, ông còn là một ... thầy tu! Trên mỗi bước thăng trầm của cuộc đời, bên cạnh Liszt luôn có bóng dáng của những người phụ nữ, trong số đó đáng kể nhất, có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến sự nghiệp của ông là nữ bá tước Marie d’Agoult và quận chúa Carolyne Sayn-Wittgenstein.

Năm 1834 Liszt làm quen với nữ bá tước Marie d’Agoult. Bà đã bỏ chồng đi theo Liszt, hai người có với nhau 3 người con. Thời kỳ chung sống với Marie d’Agoult là thời kỳ Liszt đi công diễn khắp châu Âu. Marie d’Agoult quen một lối sống xa xỉ, nên ban đầu Liszt phải làm việc cật lực qua những buổi diễn tấu lưu động để đáp ứng nhu cầu chi tiêu trong gia đình, nhưng về sau việc diễn tấu trở thành tự giác. Nhũng cuộc viễn chinh này của Liszt đã đem đến cho ông tột đỉnh vinh quang với tư cách một nghệ sỹ dương cầm. Ông được tung hô ở mọi nơi, trở thành nhân vật thời thượng nhất châu Âu thời đó. Liszt là người đầu tiên trong lịch sử âm nhạc đã mở nhạc hội một mình. Năm 1844 Liszt chia tay với Marie d’Agoult, sau này bà trở thành nhà văn với bút danh Daniel Stern. Có lẽ chính vì ảnh hưởng của bà mà Liszt cũng bén duyên với nghiệp viết lách. Ông đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm viết về Chopin, Berlioz, Schumann…, trong đó cuốn sách viết về Chopin có thể được xếp vào tủ sách văn học.

Năm 1847 là một năm bước ngoặt trong cuộc đời cũng như sự nghiệp của Liszt. Ông quen quận chúa Carolyne Sayn-Wittgenstein trong một lần công diễn ở Kiev và hai người yêu nhau. Quận chúa Carolyne Sayn-Wittgenstein đã có gia đình, nhưng đã theo Liszt sang định cư tại Weimar (Đức). Chính Wittgenstein đã khuyên Liszt nên ngưng những cuộc lưu diễn mệt mỏi để tập trung vào sáng tác. Tin Liszt ngừng trình diễn làm ngẩn ngơ không biết bao nhiêu thính giả say mê ông. Từ đây bắt đầu một chặng đường hoàn toàn mới của cuộc đời Liszt. Từ một cuộc sống đầy sôi động, với những cuộc lưu diễn huy hoàng, ông bước vào một giai đoạn êm đềm, để rồi trở thành một nhà soạn nhạc bậc thầy, đạt đến đỉnh cao của sáng tác. Đây là giai đoạn mà Liszt cảm thấy rất hạnh phúc.

Bản nhạc "Giấc mơ tình yêu" (Dream of Love) mà Liszt viết trong thời gian này để dành tặng cho Carolyne - tình yêu lớn nhất cuộc đời ông, sau này đã trở thành một bản nhạc cổ điển vô cùng quen thuộc và gần gũi, nhất là đối với những đôi lứa yêu nhau...

Nhưng việc Liszt bỏ lưu diễn để sống một cuộc đời buồn tẻ ở Weimar chuyên tâm sáng tác, thực ra cũng là điều hợp với lý tưởng của ông. Trong những ngày tháng lưu diễn, Liszt luôn cảm thấy bất mãn, mặc dù quanh ông luôn là những thành công vang dội. Liszt là người có một lý tưởng nghệ thuật cao thượng, trong khi việc trình diễn chủ yếu là để phục vụ tầng lớp tư sản quý tộc, những người „suốt ngày được ăn no nê để vui chơi giải trí”. Do đó, việc ông từ bỏ những chuyến lưu diễn chỉ là việc sớm muộn mà thôi. Carolyne Sayn-Wittgenstein là người phụ nữ hiểu ông và đã khuyến khích ông trong quyết định bước ngoặt này.

Sau này, vì không thể chính thức kết hôn với Liszt, Carolyne Sayn-Wittgenstein đã bỏ đi tu. Liszt đã theo nàng đến Roma và đã trở thành ... cha cố vào năm 1865, khoác áo tu hành suốt 4 năm sau đó.

Hai người phụ nữ, Marie d’Agoult và Carolyne Sayn-Wittgenstein, mỗi người là một quãng đời của Liszt, mỗi người có một ảnh hưởng khác nhau đến sự nghiệp của ông. Nhưng họ đều là những người đã ở bên ông, đã góp phần để cho nhân loại có một Franz Liszt vĩ đại lưu danh muôn thủa.

Nghe "Dream of love" ở đây.

7 comments:

Unknown said...

Đúng là Liebesträume No3 hay nhất. Nghệ sĩ bác nào cũng yêu nhiều. Dồn nén nhiều quá thăng hoa trong sáng tác.

Vu said...

"Đàn bà sẽ phá huỷ cuộc đời mày", cha của Liszt. Hehe. :D

Anonymous said...

bài này Linh viết nhẹ nhàng và hay. Trước đây mình rất thích tác phẩm đó của ông, từng đến thăm những nơi ông đặt chân tại Budapest, Bratislava... nhưng ko để ý tìm hiểu về những mối tình và các câu chuyện đằng sau. Có vẻ như phải có những mối tình lớn thì mới tạo ra thiên tài (!) và tác phẩm để đời. Sau khi đọc xong, mình tò mò tìm hiểu thêm và biết họ còn dựng phim về câu chuyện này. Bộ phim cùng tên - A dream of love làm năm 1938.. Tiếc là lâu quá rồi, nên ko sao tìm ra trang mạng nào cho phép tải về được nữa...
cảm ơn bạn.

Unknown said...

Hay!
Bán máy lạnh samsung thiết kế tam diện tại TPHCMBan may lanh samsung thiet ke tam dien tai TPHCM

Unknown said...

người nào làm nghệ thuật cũng đào hoa vì tâm hồn họ sâu sắc chăng?..
....................
Ms Trâm
Liên hệ: Bán nhau thai cừu xách tay úc uy tín chất lượng tại tp hồ chí minh
hoặc ban nhau thai cuu xach tay uc uy tin chat luong tai tp ho chi minh

Unknown said...

ứng dụng của tinh dầu bưởi bai viết ra bo ích

Unknown said...

người nào làm nghệ thuật cũng đào hoa chăng?..
Ms Tram
Liên hệ: Bán nhau thai cừu úc xách tay
hoặc ban nhau thai cuu uc xach tay